So sánh – Phân biệt các loại máy sấy quần áo phổ biến

So sánh máy sấy Ngưng tụ - Thông hơi - Bơm nhiệt

 

Hiện có 3 loại máy sấy quần áo phổ biến trên thị trường là: ngưng tụ, thông hơi và bơm nhiệt. Mỗi loại mang những ưu thế riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Vậy nên mua máy sấy quần áo loại nào khi mà bạn hiện vẫn chưa biết gì về chúng?

Đừng lo, bài so sánh-đánh giá chi tiết về 3 loại máy sấy Thông hơi – Ngưng tụ – Bơm nhiệt sau đây của Điện máy Siêu rẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ và đưa ra được quyết định mua sắm hợp lí nhất.

Khác biệt cơ bản giữa 3 loại máy sấy

Máy sấy ngưng tụ Máy sấy thông hơi Máy sấy bơm nhiệt
Cần ống thông hơi Không Không
Nước phải được bơm vào Không
Tiêu hao điện Cao nhất Vừa phải Thấp nhất
Thời gian sấy Vừa phải Nhanh nhất Chậm nhất
Nhiệt độ sấy 70~75°C 70~75°C 50°C

So sánh chi tiết

Máy sấy thông hơi: Ưu khuyết điểm

Cơ chế làm việc

Máy sấy thông hơi sử dụng một ống thông khí để thoát hơi nước từ bên trong lồng sấy ra ngoài trời. Hơi nước cần phải được đưa ra bên ngoài, nghĩa là bạn sẽ cần lắp đặt ống vào tường hoặc đặt nó ở cửa ra vào hoặc cửa sổ.

Ưu – khuyết điểm

Điểm mạnh:

  • Giá rẻ nhất trong 3 loại: Bạn có thể mua một máy sấy thông hơi với giá thấp nhất là 5tr1.
  • Làm khô nhanh hơn: Máy sấy thông hơi có tốc độ sấy quần áo nhanh nhất. Khả năng sấy nhanh giúp nó trở thành một lựa chọn tốt hơn cho những người vội vàng, cần sấy rất nhiều đồ như hộ kinh doanh.
  • Chúng có thể treo tường: Máy sấy thông hơi có lợi thế hơn các loại khác vì chúng có thể được gắn trên tường. Giải pháp tiết kiệm không gian tuyệt vời này là hoàn hảo cho phòng giặt nhỏ hoặc căn hộ, phòng trọ.
  • Không cần xả nước khỏi bình chứa: Máy sấy thông hơi không cần xả nước như máy sấy ngưng tụ. Do đó, bạn không phải lo lắng về việc nước tràn vào phòng giặt và làm hỏng sàn nhà hoặc đồ nội thất.

Điểm yếu:

  • Hạn chế vị trí lắp đặt: Máy sấy thông hơi cần được đặt gần tường bên ngoài để ống thông hơi có chỗ thoát hơi ẩm.
  • Có thể hút bụi và các chất gây dị ứng khác: Máy sấy thông hơi có thể hút không khí bên ngoài có chứa bụi và các chất gây dị ứng khác vào. Đây có thể là một vấn đề đối với những người bị dị ứng hoặc hen suyễn.
  • Tốn điện hơn: Máy sấy thông hơi không tiết kiệm năng lượng như máy sấy bơm nhiệt vì chúng thải khí nóng ra ngoài, gây lãng phí năng lượng. Ngoài việc thải hơi nước nóng, máy sấy này sử dụng nhiều điện năng hơn để làm nóng.
  • Phơi quần áo bị sờn rách: Máy sấy thông hơi có thể nóng tới 85°C. Theo Science Daily, nhiệt độ như vậy làm suy yếu các loại vải, khiến chúng bị hao mòn. Tức là bạn không thể sấy nhanh với những loại quần áo dễ hư hỏng do nhiệt độ cao.

Máy sấy ngưng tụ: Ưu khuyết điểm

Cơ chế làm việc

Tương tự, máy sấy ngưng tụ sấy khô quần áo bằng công nghệ sấy ngưng tụ, không cần ống thông hơi bên ngoài, nghĩa là bạn có thể lắp đặt thiết bị của mình ở bất cứ đâu trong nhà.

Máy sấy ngưng tụ sử dụng nhiệt độ cao để làm khô quần áo của bạn, đạt nhiệt độ tối đa là 70-75°C. Để so sánh, nhiệt độ tối đa đạt được trong máy sấy bơm nhiệt chỉ là 50 °C.

Ưu – khuyết điểm

Điểm mạnh:

  • Không cần nối ống thông hơi bên ngoài: Máy sấy ngưng tụ không cần lỗ thông hơi bên ngoài vì chúng đẩy hơi ẩm qua ống dẫn vào bình chứa. Điều này có nghĩa là bạn có thể đặt máy sấy ở bất cứ đâu trong nhà.
  • Làm khô quần áo nhanh hơn: Máy sấy ngưng tụ làm nóng không khí ở nhiệt độ từ 70 đến 75°C (158 đến 167°F). Nhiệt độ cao giúp làm khô quần áo nhanh chóng, điều này thật tuyệt nếu bạn đang cần gấp đồ để mặc ngay.
  • Giá cả phải chăng: Máy sấy ngưng tụ rẻ so với các máy bơm nhiệt.

Điểm yếu:

  • Mất công đổ nước khỏi bình chứa: Hơi nước ngưng tụ thu được phải được xả thủ công sau mỗi chu kỳ sấy khô qua ống mềm. Máy sấy sẽ không hoạt động ổn định nếu bạn quên xả nước, thậm chí máy có thể bị tràn.
  • Ngăn chứa nước có thể tích tụ nấm mốc: Nếu không được làm trống và làm sạch thường xuyên, ngăn chứa nước có thể là nơi sinh sôi của nấm mốc, sau đó chúng có thể lây sang quần áo của bạn.
  • Tốn điện nhất: Máy sấy ngưng tụ là loại tốn điện nhất, bởi vì chúng phải chạy thêm cả dàn ngưng tụ nên tốn điện hơn máy sấy thông hơi. Và việc đẩy hơi nóng ra ngoài khiến nó tốn điện hơn máy sấy bơm nhiệt mặc dù thời gian sấy cho các chu kỳ trong máy sấy ngưng tụ ngắn hơn.

Máy sấy bơm nhiệt: Ưu khuyết điểm

Cơ chế làm việc

Máy sấy bơm nhiệt làm khô quần áo nhờ công nghệ sấy bơm nhiệt, sử dụng không khí nóng để đẩy nước ra khỏi quần áo của bạn. Hơi nước nóng được hấp thu hết hơi ẩm nhờ thiết bị bay hơi. Nước này được lưu trữ trong một bình chứa.

Hơi nóng đã bị hút hết ẩm lại được làm nóng hơn và sử dụng để tiếp tục sấy khô quần áo của bạn. Trong khi cả máy sấy quần áo ngưng tụ và thông hơi đều thải hết khí nóng ra ngoài luôn, máy sáy bơm nhiệt sẽ tái sử dụng nó.

Ưu – khuyết điểm

Điểm mạnh:

  • Tiết kiệm điện nhất: Máy sấy bơm nhiệt tiết kiệm điện hơn hẳn so với máy sấy thông hơi và máy sấy ngưng tụ vì chúng tái sử dụng không khí nóng bên trong lồng sấy.
    Theo Energy Star, chu trình trao đổi nhiệt vòng kín trong máy sấy bơm nhiệt tiết kiệm từ 40 đến 50% điện năng so với các thiết bị ngưng tụ và thông hơi. Do đó, chúng sử dụng khoảng 2,16 kWh ( số điện) cho một lần chu kỳ sấy.
  • Có tuổi thọ cao hơn: Máy sấy bơm nhiệt có tuổi thọ cao hơn so với các loại máy sấy thông hơi và ngưng tụ. Điều này là do chúng không có bộ phận làm nóng, đây là bộ phận dễ bị hỏng nhất trong máy sấy quần áo.
  • Chúng có nhiều kích cỡ khác nhau: Cho dù bạn muốn máy sấy cho gia đình nhỏ hay lớn, máy sấy bơm nhiệt là lựa chọn phù hợp của bạn.
  • Chúng an toàn cho tất cả các loại quần áo/vải vóc: Máy sấy bơm nhiệt chỉ có thể làm nóng tối đa 50°C.  Nhiệt độ như vậy sẽ an toàn hơn cho tất cả quần áo và không làm vải bị hư hỏng hay mau cũ.

Điểm yếu:

  • Đắt nhất: Giá của máy sấy bơm nhiệt cao hơn nhiều so với máy sấy ngưng tụ và thông hơi. Những máy sấy này có giá từ 13~25 triệu đồng, tùy model. Tuy nhiên, tuổi thọ dài hơn và hiệu suất làm việc tốt nhất khiến chúng trở thành một lựa chọn nếu bạn là người thích tiết kiệm chi phí về lâu dài.
  • Mất nhiều thời gian hơn để làm khô quần áo: Máy sấy bơm nhiệt làm khô quần áo lâu hơn so với máy sấy thông hơi và máy sấy ngưng tụ vì chúng hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn. Máy sấy bơm nhiệt có thể mất thời gian gấp ba lần so với máy sấy thông hơi hoặc ngưng tụ để làm khô hoàn toàn quần áo của bạn.
  • Mất công xả nước khỏi bình chứa nước: Giống như máy sấy ngưng tụ, máy sấy bơm nhiệt yêu cầu thoát nước sau mỗi lần sử dụng. Bình chứa nước phải được xả thù công, hoặc nối thêm ống thoát nước với bồn rửa hoặc cống thoát nước.

Nên chọn mua máy sấy quần áo loại nào?

Kết quả cuối cùng là giống nhau cho dù bạn sử dụng loại máy sấy nào khi so về khả năng sấy khô. Khi phải quyết định sử dụng máy sáy, những yếu tố chính bạn cần cân nhắc sẽ là không gian, giá cả và thời gian chờ đợi cho mỗi mẻ sấy.

Nếu nhà bạn chật và không có khả năng đục tường để xả hơi nước nóng ra bên ngoài, hoặc không thể mở cửa ra vào và cửa sổ, máy sấy ngưng tụ sẽ dành cho bạn. Nó có thể đắt hơn một chút so với máy sấy thông hơi, nhưng bạn sẽ có thể bỏ qua nhu cầu thoát hơi ẩm ra ngoài trời vì nó sẽ được chuyển đổi bên trong thành nước.

Máy sấy thông hơi sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với máy sấy bình ngưng ở cả giai đoạn mua và vận hành, nếu bạn có thể tìm thấy một vị trí để nối ống thông hơi ra bên ngoài.

Máy sấy bơm nhiệt cũng sẽ tiết kiệm chi phí vì nó sử dụng ít năng lượng hơn để chạy. Tuy nhiên, vì nó sử dụng nhiệt độ thấp hơn để làm khô quần áo nên sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm khô quần áo. Nếu bạn không vội, thì đó có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Tags: